Sustainability Reporting 2022 - Vie
Big shifts, small steps
Tổng quan
Chúng ta đang dần siết chặt việc quy định và áp dụng báo cáo phát triển bền vững, đồng thời chứng kiến nhiều thay đổi mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh. Những phát hiện trong khảo sát này phản ánh tình trạng hiện tại của việc báo cáo phát triển bền vững ngày nay, cũng như những khoảng trống cần được lấp đầy để đáp ứng các yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền cũng như những chiến lược kinh doanh, giúp các công ty thỏa mãn được các bên liên quan.
Tóm tắt Báo cáo cho lãnh đạo
Những phát hiện nổi bật
● Báo cáo mới nhất từ KPMG cho thấy ngày càng nhiều công ty báo cáo phát triển bền vững, 79% các công ty hàng đầu xuất bản báo cáo về tính bền vững
● Số lượng các công ty công bố các mục tiêu giảm thiểu carbon tăng rõ rệt, nhưng vẫn chưa có nhiều hành động cụ thể ở các lĩnh vực liên quan, ví dụ như chưa đến một nửa số công ty được khảo sát cho rằng việc mất đa dạng sinh học là một nguy cơ tiềm tàng
● Trong số hàng nghìn báo cáo được phân tích, dưới 50% số công ty lớn nhất thế giới cung cấp báo cáo về yếu tố ‘xã hội’ và ‘quản trị’ trong ESG
● KPMG chia sẻ với các doanh nghiệp các khuyến nghị bao gồm: 1) thay đổi phương pháp báo cáo từ phong cách “kể chuyện” sang việc công bố nhiều bằng chứng định lượng hơn và 2) sử dụng nhiều dữ liệu hơn để thúc đẩy thay đổi và chứng minh các thay đổi của mình một cách thuyết phục hơn
Cam kết đạt trạng thái không phát thải carbon dioxide (trung tính carbon) vào năm 2050 của Việt Nam đặt ra yêu cầu cho các nhân tố ở khu cực công và tư nhân hợp tác và hành động cùng nhau để đạt mục tiêu chung này. Chính phủ cần tiếp tục thay đổi khuôn khổ pháp lí và các doanh nghiệp cần tự nguyện cam kết và hành động để hỗ trợ mục tiêu đã đề ra của Chính phủ, cùng hướng tới các giá trị bền vững trong tương lai.
KPMG Việt Nam và Cambochia
Báo cáo năm nay cũng nêu rõ một số thách thức khác mà các công ty lớn trên thế giới đang phải đối mặt trong báo cáo của họ về ESG. Trong số hàng nghìn báo cáo được phân tích, chưa đến một nửa số công ty lớn nhất thế giới cung cấp báo cáo về các thành phần 'xã hội' (ví dụ: chế độ nô lệ hiện đại; sự đa dạng, hòa nhập và bình đẳng; sự gắn kết cộng đồng; và các vấn đề lao động), bất kể sự gia tăng nhận thức về mối liên hệ giữa khủng hoảng khí hậu và bất bình đẳng xã hội. Đồng thời, chưa đến một nửa số công ty công bố thông tin liên quan đến rủi ro về quản trị của họ (ví dụ: hối lộ tham nhũng và chống tham nhũng, hành vi chống cạnh tranh hoặc các ảnh hưởng chính trị). Ngoài ra, chỉ 1/3 trong số các công ty N100 có thành viên trong đội ngũ lãnh đạo chuyên chịu trách nhiệm về phát triển bền vững và chưa đến 1/4 trong số các công ty này có các chương trình tính lương thưởng cá nhân dựa trên kết quả phát triển bền vững cho ban lãnh đạo doanh nghiệp.
DỊch vụ tư vấn ESG
KPMG in Vietnam
Khảo sát về Báo cáo Phát triển Bền vững 2022 của KPMG là một trong những nghiên cứu sâu rộng nhất thế giới về lĩnh vực này, dựa trên phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo phát triển bền vững và báo cáo về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), cũng như các trang web của 5.800 công ty ở 58 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực pháp lý.
Toàn bộ Báo cáo
Contact us
Advisory
KPMG in Vietnam and Cambodia
E: jditty@kpmg.com.vn
Truong Hanh Linh
Head of Risk Consulting
KPMG in Vietnam
E: linhtruong@kpmg.com.vn
Nguyen Chi Hieu
ESG Advisory
KPMG in Vietnam
E: hcnguyen1@kpmg.com.vn